Mô hình thực hành cấp cứu trẻ em thích hợp cho học tập và giảng dạy tại các trường y, các bệnh viện và trung tâm cấp cứu để giảng dạy và nâng cao tay nghề cho các học viên, phổ biến kiến thức cấp cứu cần thiết cho cộng đồng.
Mô hình thực hành cấp cứu trẻ em: thông số kỹ thuật
- Chất liệu:
+toàn bộ cơ thể được làm từ nhựa ABS
+da mặt làm từ cao su nhiệt dẻo có thể tháo rời. - Tỉ lệ 1:1 so với thực tế,
- Trọng lượng: ~ 3000g
- Các bộ phận đi kèm:
+ Bộ phổi giả để thay khi cần
+ Mặt nạ thổi ngạt dùng một lần
+ Quần áo - Các tính năng của sản phẩm:
+ Thực hành cấp cứu dị vật đường thở thông thường ở trẻ nhỏ.
+ Thực tập cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ nhỏ.
+ Mở khí quản.
+ Đặt nội khí quản.
+ Thực hành chăm sóc lỗ mở khí quản ở trẻ nhỏ.
Mô hình thực hành cấp cứu dị vật đường thở ở trẻ em: Các bước thực hành
Đánh giá nhanh tình trạng bệnh nhân:
- Nếu nạn nhân còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thờ: nên đặt ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.
- Nếu nạn nhân tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu: Nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật.
Các phương pháp cấp cứu:
Trẻ dưới 2 tuổi: phương pháp vỗ lưng ấn ngực
- Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái.
- Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
- Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.
- Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
- Trẻ còn tỉnh:
+ Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
+ Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được - Trẻ hôn mê:
+ Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.
+ Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
+ Ẩn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
+ Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.
Mô hình thực hành cấp cứu dị vật đường thở ở trẻ em: ưu điểm nổi bật
- Dị vật đường thở là một tai nạn rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thường gây hoang mang và lúng túng cho các bậc phụ huynh trong công cuộc cấp cứu nếu như chưa bao giờ được chuẩn bị trước.
- Với bộ sản phẩm mô hình này, chúng tôi mang đến cho người dùng một trải nghiệm giống như trên người thật, từ cân nặng, hình dáng và chất liệu, tạo cho người sử dụng một trải nghiệm thực hành thật nhất.
- Các dụng cụ tặng kèm rất thiết thực:
+ Bộ phổi giả để có thể thay khi bộ phổi cũ gặp vấn đề.
+ Mặt nạ thổi ngạt dùng 1 lần giúp đảm bảo an toàn vệ sinh và nhiều người cùng có thể thực hành cùng lúc.
>> XEM THÊM