Xe đạp điện tập tay chân tự động thích hợp cho các bệnh nhân liệt nửa người, liệt tứ chi, liệt 2 chi trên hoặc liệt 2 chi dưới sau tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống…Có bảng điều khiển điện tử, chiều cao khoảng cách giữa các bộ phận có thể tùy chỉnh, động tác tập luyện đơn giản, từ đó đem lại hiệu quả tích cực cho người bệnh.
Xe đạp điện tập tay chân tự động: Thông số kỹ thuật
- Nguồn điện sử dụng: 220V/50Hz
- Điểu khiển 12 mức tốc độ ở tay và bàn đạp
- Có thể vận hành tập tay, chân riêng biệt
- Động cơ chuyển động 2 chiều
- Có thể điều chỉnh vị trí tập luyện dễ dàng
- Phù hợp cho người có chiều cao từ 1,3 – 1,8m
- Kích thước sử dụng: 123 x 105 x 53,5cm
- Trọng lượng xe: 24kg
- Trọng lượng thùng: 27kg
- Trọng lượng người tập tối đa: 100kg
Xe đạp điện tập tay chân tự động: ưu điểm
- Sự an toàn là ưu điểm nổi bật của sản phẩm: có ghế tựa lưng điều chỉnh được vị trí, 2 tay vịn 2 bên đỡ 2 bên hông bệnh nhân, bộ phận tay vịn ở phía trước, mọi kích thước khoảng cách đều có thể điều chỉnh để tạo sự thoải mái và an toàn cho bệnh nhân.
- Có bảng điều khiển điện tử hiện đại.
- Các kích thước chiều cao ghế ngồi, khoảng cách ghế ngồi tay vịn, trở lực… đều có thể điều chỉnh.
- Động tác tập luyện đơn giản không gây nản chí cho người tập.
- Gọn nhẹ nên dễ dàng di chuyển đặt ở bất cứ đâu trong ngôi nhà bạn
Máy tập vật lý trị liệu tứ chi: công dụng
- Loại dụng cụ tập phục hồi chức năng dạng đạp xe này có nguyên lý hoạt động rất đơn giản: sử dụng động tác tập luyện tương tự như động tác đạp xe truyền thống cho cả chi trên và chi dưới, từ đó tập luyện tăng sức mạnh hệ thống cơ và tăng tầm vận động khớp.
- Thích hợp sử dụng cho những bệnh nhân liệt nửa người, liệt tứ chi, liệt 2 chân sau tai biến mạch máu não, chấn thương tủy sống…có cơ lực từ bậc 3 trở lên luyện tập ngay tại nhà.
Xe đạp tập phục hồi chức năng: Cách sử dụng
- Cách sử dụng dụng cụ để tập luyện vô cùng đơn giản. Cho bệnh nhân ngồi thử lên ghế ngồi, tủy chỉnh:
+ độ cao tay cầm
+ độ cao ghế ngồi
+ khoảng cách từ ghế ngồi đến tay cầm
+ trở lực tập luyện
+ độ nghiêng của ghế tựa. - Sau khi tiến hành điều chỉnh tư thế ngồi xong xuôi, bệnh nhân bắt đầu luyện tập. Có thể cùng lúc tập luyện cả chân và tay, nếu bệnh nhân thấy khó khăn quá có thể tập từng bộ phận riêng biệt.
- Mỗi lần nên tập luyện từ 15-20ph, ngày 1-2 lần, kiên trì tập luyện hàng ngày, tăng dần mức trở lực và động tác phối hợp tay chân.
Xe đạp tập phục hồi chức năng: lưu ý khi sử dụng
- Những bệnh nhân có cơ lực trong khoảng từ 0-2, chưa tự ngồi vững thì không nên sử dụng sản phẩm để tập luyện để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
- Khi tập luyện nên có người nhà bên cạnh hỗ trở, quan sát và bảo đảm an toàn cho người bệnh.
- Phải kiên trì tập luyện đều đặn, trở lực luyện tập tăng dần theo sự tiến triển cơ lực của bệnh nhân.
>>XEM THÊM Dụng cụ tập phục hồi chức năng tại đây.